
Google Shopping Ads là gì? – Đây là câu hỏi mà dạo gần đây Big E thấy hay được nhiều khách hàng quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của việc mua sắm trực tuyến (online), Google Shopping Ads đang dần phát triển thành một kênh được nhiều nhà bán lẻ lựa chọn. Đặc biệt, trong các báo cáo gần đây cho thấy, Google Shopping Ads hiện sở hữu tỉ lệ nhấp chuột cải thiện đáng kể từ 35-45% so với quảng cáo CPC (Quảng cáo văn bản) thông thường.
Qua đó, chúng ta thấy được Google Shopping Ads đã và đang trở thành một kênh quảng cáo rất cạnh tranh. Chắc chắn, đây sẽ là một xu hướng mà bạn không nên bỏ lỡ trong thời điểm hiện tại. Vậy Google Shopping Ads là gì? Hãy cùng Big E Co. tìm hiểu đôi nét về Google Shopping Ads nhé!
Google Shopping Ads là gì?

Khá nhiều bạn bây giờ vẫn hay hỏi là “Google Shopping Ads là gì?” Google Shopping Ads hay còn gọi là quảng cáo mua sắm trên Google. Đây là hình thức quảng cáo trực tuyến với mục đích tiếp cận khách hàng tiềm năng và cho phép người mua nhìn thấy thông tin về sản phẩm một cách trực quan và nhanh chóng.
Google Shopping Ads quảng cáo dựa trên hai nền tảng chính là Google Ads và Google Merchant.
Tại sao bạn nên sử dụng Google Shopping Ads?

Khi nhắc đến Google Shopping Ads, Big E Co. hoàn toàn có thể kể cho bạn biết vô vàn lý do tại sao bạn nên sử dụng. Tuy nhiên, Big E sẽ giới thiệu chi tiết những đặc điểm ưu việt nhất của Google Shopping Ads như dưới đây!
Tiếp cận lượng khách hàng tiềm năng với chất lượng cao hơn
Là người bán, bạn có thể tăng chất lượng của khách hàng tiềm năng bằng cách nêu bật thông tin sản phẩm ngay trong quảng cáo mua sắm của mình để giúp người mua sắm đưa ra quyết định mua hàng sáng suốt.
Ví dụ: khi Big E tìm “Tai nghe Bluetooth” trên Google, Big E thấy Quảng cáo mua sắm từ những người bán “Tai nghe Bluetooth”. Big E chỉ cần xem hình ảnh là có thể biết được tai nghe nào phù hợp với sở thích của mình và cũng nhanh chóng biết được giá bán của món hàng đó. Từ đó Big E có thể nhấp vào quảng cáo và nhanh chóng hoàn tất mua hàng trên website của người bán.
Dễ dàng quản lý chiến dịch tập trung vào hoạt động bán lẻ
Thay vì sử dụng từ khóa, Quảng cáo Google Shopping Ads sử dụng các thuộc tính sản phẩm mà bạn đã xác định trong nguồn cấp dữ liệu Merchant Center để hiển thị quảng cáo trong kết quả tìm kiếm phù hợp. Hãy duyệt xem danh mục sản phẩm của bạn trực tiếp trong Google Ads và tạo nhóm sản phẩm cho các mặt hàng mà bạn muốn đặt giá thầu
Giúp thương hiệu có sự hiện diện rộng hơn
Quảng cáo mua sắm của bạn có thể xuất hiện trong cùng một lượt tìm kiếm của người dùng nếu phù hợp, Quảng cáo mua sắm và quảng cáo văn bản cũng có thể xuất hiện cùng lúc. Điều này có nghĩa là phạm vi tiếp cận của bạn với người mua sắm cho một nội dung tìm kiếm có thể tăng gấp đôi.
Tỉ lệ nhấp chuột (CTR) tốt hơn
Từ các tài khoản SEONGON đã quản lý, chúng tôi đã thấy sự cải thiện về tỷ lệ nhấp (CTR) tăng trung bình từ 34 – 45% so với quảng cáo PPC truyền thống và tương đương quảng cáo GDN. Một trong những lý do cho điều này là mọi người duyệt các sản phẩm cụ thể có xu hướng tiến xa hơn trong quá trình mua – họ thường thực hiện nghiên cứu và quyết định chính xác những gì họ đang tìm kiếm.
Tỉ suất hoàn vốn (ROI) tốt hơn
Sự kết hợp giữa CTR được cải thiện và CPC thấp hơn có nghĩa là lợi tức đầu tư (ROI) của bạn sẽ được cải thiện. Theo thống kê của chúng tôi cho thấy chi phí cho mỗi lần bán giảm xuống gần một nửa trong một số trường hợp. Thật tuyệt vời phải không?
Bạn có thể chi tiêu một nửa ngân sách cho các chiến dịch của mình hoặc có thể tạo ra doanh số gấp đôi! Các khách hàng của chúng tôi báo cáo ROI của họ đã được cải thiện tới 43% do kết quả trực tiếp của các chiến dịch Google mua sắm của họ…
Hiển thị tốt hơn trên các thiết bị di động
Bạn có thể nhận thấy rằng Google chỉ hiển thị 2 quảng cáo PPC truyền thống trên thiết bị di động. Điều này có nghĩa là bạn phải tối ưu quảng cáo để đảm bảo hiển thị một trong hai vị trí hàng đầu này, quảng cáo của bạn sẽ được nhìn thấy nhiều hơn, đặc biệt là khi nhiều tìm kiếm hiện được thực hiện trên điện thoại di động và máy tính bảng so với trên máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay truyền thống.
Tuy nhiên, đối với quảng cáo mua sắm của Google có thể xuất hiện ở ngay đầu các tìm kiếm di động trong băng chuyền hiển thị 15 kết quả đầu tiên.
Giảm chi phí mỗi lần nhấp chuột
Giống như quảng cáo Pay Per Click (PPC) truyền thống, chi phí mỗi lần nhấp (CPC) của Google bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ nhấp CTR, do đó CTR được cải thiện cũng đồng nghĩa giảm CPC của bạn. Các chiến dịch Google mua sắm thường dẫn đến CPC trung bình thấp hơn, tiết kiệm tiền và cung cấp cho bạn nhiều lưu lượng truy cập hơn cho ngân sách của bạn.

Giúp nhà quảng cáo tiết kiệm công sức và thời gian
Nếu bạn có nhiều sản phẩm, việc xây dựng một chiến dịch Google Ads truyền thống có cấu trúc tốt có thể là một quá trình tốn nhiều công sức, tạo ra danh sách từ khóa đầy đủ, nhiều chiến dịch, nhóm quảng cáo và quảng cáo, v.v. Bởi vì chiến dịch Google Mua sắm tạo quảng cáo từ dữ liệu bạn cung cấp, bạn chỉ cần đảm bảo tiêu đề, thuộc tính và mô tả sản phẩm của bạn là chính xác và Google sẽ làm phần còn lại!
Tự động cập nhật
Khi bạn đã thiết lập nguồn cấp dữ liệu sản phẩm tự động, chiến dịch Google mua sắm của bạn sẽ cập nhật tự động quảng cáo đảm bảo rằng không đặt giá thầu cho quảng cáo cho các sản phẩm mà bạn không còn bán hoặc hết hàng.
Tương tự, nếu bạn thêm sản phẩm mới vào trang web của mình, chúng sẽ tự động được thêm vào nguồn cấp dữ liệu của bạn vào ngày hôm sau, do đó bạn không phải cập nhật liên tục các chiến dịch của mình theo cách thủ công.
Nhãn tùy chỉnh
Chiến dịch mua sắm của Google cung cấp cho bạn cơ hội để thêm tối đa 5 lớp nhãn tùy chỉnh, cho phép bạn kiểm soát hiệu suất chiến dịch của mình chặt chẽ hơn.
Ví dụ: bạn có thể muốn gắn nhãn các mặt hàng đang giảm giá để xóa hàng tồn kho, để bạn có thể theo dõi biên độ của mình chặt chẽ hơn.
Báo cáo chi tiết và dữ liệu cạnh tranh
Chiến dịch mua sắm của Google cung cấp khả năng xem dữ liệu hiệu suất của bạn theo sản phẩm hoặc thuộc tính sản phẩm. Vì các số liệu hiệu suất được liên kết với mặt hàng chứ không phải nhóm sản phẩm, bạn có thể lọc và phân đoạn dữ liệu theo các thuộc tính sản phẩm của mình, bao gồm các thứ như danh mục sản phẩm, nhãn hiệu, điều kiện, loại sản phẩm, id sản phẩm và nhãn tùy chỉnh.

Ngoài ra, sử dụng điểm chuẩn, Google sẽ cung cấp cho bạn các số liệu CPC và CPC ẩn danh trên các đối thủ cạnh tranh của bạn, để bạn ngay lập tức có ý tưởng sơ bộ về việc đặt giá thầu của mình để giúp các chiến dịch của bạn hoạt động hiệu quả với chi phí ngay từ đầu.
Google Shopping Ads phù hợp với những ai?

Đối với Google Shopping Ads, bạn phải nắm được doanh nghiệp của mình liệu có phù hợp với quảng cáo trên Google Shopping không. Big E Co. xin gợi ý những doanh nghiệp phù hợp với Google Shopping.
Các sàn TMĐT (Thương mại điện tử)
Dạo một vòng thị trường sẽ thấy những ông lớn thương mại điện tử trên thế giới như: Amazon, ebay, Alibaba, Bestbuy, Walmart, Taobao… Và các doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng ở Việt Nam là: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo, Thegioididong…
Tất cả đều đã áp dụng chiến dịch quảng cáo Google Shopping để quảng bá sản phẩm.
Cửa hàng (Shop) Online
Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp nhỏ, các Shop online cũng nên chi ngân sách cho quảng cáo Google Shopping. Chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook có thể hoạt động tốt nhưng lỡ khách hàng của bạn không có thói quen mua hàng trên Facebook, hoặc không tin tưởng kênh ấy.
Trong một khảo sát cho thấy 70% người dùng trước khi quyết định mua một món đồ gì đó thường lên Google tìm kiếm thông tin và tra khảo giá cả, nơi bán sản phẩm đó. Bạn nên tìm cách đánh vào 70% người tìm kiếm để tìm khách hàng tiềm năng, đừng mạo hiểm đâm vào thị trường ngách để chìm nghỉm trong ấy.
Tóm lại, các sàn TMĐT và các Shop kinh doanh Online là những đối tượng vô cùng phù hợp để triển khai các chiến dịch Google Shopping Ads.
Google Shopping Ads sẽ hiển thị ở đâu?

Đối với vị trí hiển thị, Google Shopping Ads sẽ hiển thị ở 4 ví trí chính sau:
- Tab Mua sắm trên Google Tìm kiếm (ở một số quốc gia)
- Bên cạnh kết quả tìm kiếm trên Google Tìm kiếm (Google Search) (tách biệt với quảng cáo văn bản) và Google Hình ảnh (Google Photos)
- Trang web Đối tác tìm kiếm của Google (nếu bạn đặt chiến dịch để bao gồm các đối tác tìm kiếm)
- Mạng Hiển thị của Google, bao gồm cả YouTube, Gmail và Google Khám phá (Google Earth).
Khi nào bạn nên chạy Google Shopping Ads?

Để bắt đầu chạy bất kỳ chiến dịch Google Shopping Ads nào, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc sau:
Đầu tiên là về trang Web của bạn, website của bạn phải tuyệt đối đảm bảo 3 điều kiện sau:
- Phải có chức năng e-commerce: bao gồm thông tin sản phẩm, giỏ hàng, mua hàng và thanh toán.
- Chính sách đổi hàng, trả hàng, thanh toán, hoàn tiền, vận chuyển và bảo hành của sản phẩm rõ ràng.
- Website phải cài đặt chứng chỉ SSL, hay nói cách khác đường dẫn trang web có dạng https://
Cách vận hành Google Shopping Ads đơn giản, hiệu quả

Để vận hành một chiến dịch Google Shopping Ads, bạn chỉ cần tuân thủ và nhớ các bước sau:
Bước 1: Tạo tài khoản Merchant Center
Trong trường hợp bạn chưa có tài khoản Google Merchant. Hãy truy cập vào link sau: https://goo.gl/4rJ8kY
Bước 2: Xác minh Merchant Center với chủ website
Đây là một trong những bước quan trọng, bởi hiển thị quảng cáo Google Shopping bắt buộc có địa chỉ Website (URL trang web).
Bước 3: Liên kết Merchant Center với Google AdWords
- Đăng nhập Merchant Center và bấm vào biểu tượng 3 chấm ở phía trên góc phải màn hình. Chọn Liên kết tài khoản
- Tiếp tục chọn liên kết AdWords
Tiếp tục điền ID tài khoản AdWords của bạn vào đó và bấm gửi (nếu Merchant Center không gợi ý tài khoản cho bạn)
Cuối cùng đăng nhập tài khoản Google Ads, vào Cài đặt, chọn Các tài khoản được liên kết, chọn Merchant center, tiếp tục Xác nhận liên kết.
Bước 4: Cập nhật dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center
Vậy là bạn đã liên kết tài khoản Google Ads với Merchant Center, bước tiếp theo là cập nhật thông tin dữ liệu sản phẩm lên Merchant Center.
Bước 5: Tạo chiến dịch Mua Sắm – Google Shopping
Bắt đầu bằng việc Đăng nhập Google AdWords

Để tạo chiến dịch và chọn mục tiêu về doanh số, khách hàng tiềm năng, lượt truy cập hoặc không chọn mục tiêu (chọn những mục tiêu khác sẽ không triển khai được chiến dịch mua sắm).

- Chọn tài khoản Google Merchant có sản phẩm để quảng cáo
- Chọn vị trí hiển thị
- Chọn chiến dịch mua sắm chuẩn ( nếu bạn có mục tiêu là lượt truy cập, hoặc không có mục tiêu). Chọn mua sắm thông minh ( nếu bạn có mục tiêu là doanh số hoặc khách hàng tiềm năng và tài khoản phải được tiến hành đo đạc chuyển đổi, có ít nhất 20 chuyển đổi trên tháng)
- Cài đặt chiến dịch và nhóm quảng cáo tiếp theo như một chiến dịch bình thường
Lời kết
Qua bài viết này, Big E Co. hy vọng đã đem lại cho các bạn thêm những thông tin bổ ích và giải đáp được câu hỏi “Google Shopping Ads là gì?” Mong rằng, các bạn sẽ biết cách sử dụng Google Shopping Ads sao cho hiệu quả nhé!
