2021 thật sự là một năm đầy biến động, thậm chí là hỗn loạn khi thế giới có những sự thay đổi lớn do đại dịch và thiên tai. Hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả ngành truyền thông đã gặp phải không ít những khó khăn. Và giờ đây, để có một sự chuẩn bị tốt nhất, “lấy lại phong độ” cho năm 2022, hãy cùng Big E nắm bắt một số xu hướng truyền thông, tiếp thị dưới đây nhé!

Content – Xu hướng Marketing nội dung
Nội dung do người dùng tạo ra
User – Generated Content (UGC) là những bài đăng, đánh giá, check – in địa điểm hay comment trải nghiệm thực tế của mình về dịch vụ hay sản phẩm của thương hiệu, đây được coi là một hình thức “tiếp thị truyền miệng” thời đại 4.0 chân thật nhất, giúp các nhãn hàng đến gần hơn với khách hàng của mình.

Năm 2016, sự xuất hiện phổ biến của Influencer Marketing đã trở thành tiền đề cho các nội dụng do người dùng sáng tạo. Và thực tế cho thấy, hình thức này có sức ảnh hưởng vượt trội hơn các nội dung do thương hiệu tạo ra:
- 76% người dùng mạng xã hội cho rằng, nội dung do người dùng tạo ra đáng tin cậy hơn nội dung đến từ nhãn hiệu.
- Những quảng cáo dựa trên các nội dung do người dùng tạo ra có tỉ lệ nhấp chuột cao gấp 4 lần và tỉ lệ số tiền phải trả khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn giảm 50% so với mức bình thường.
- Video Youtube của người dùng review có lượt xem nhiều hơn gấp 10 lần so với nội dung do chính thương hiệu sản xuất.

Như vậy, sử dụng Nội dung do người dùng tạo ra sẽ giúp các nhãn hàng:
- Tăng được tính xác thực: Thực tế người tiêu dùng có xu hướng xem và tin tưởng nội dung do người dùng tạo ra gấp 2,4 lần so với quảng cáo.
- Các nội dung tuỳ chỉnh do người dùng đăng lên được gắn thẻ với các sản phẩm, cho phép khách hàng mua sản phẩm trực tiếp
- Giúp các doanh nghiệp tiết kiệm một khoảng đầu tư ngân sách cho việc chạy quảng cáo truyền hình,…
Nội dung định hướng thương hiệu
Hiện nay, các nhãn hàng không chỉ bán hàng đơn thuần mà bắt đầu có xu hướng tạo ra những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng của họ. Branded Content là loại nội dung có hình thức dưới dạng bài viết, video, podcast hoặc các yếu tố trực tiếp mang lại giá trị liên quan đến người dùng.

Như vậy có thể thấy rằng, bất kể bạn chọn cách tiếp cận nào thì nội dung thương hiệu có chất lượng cao đều được tạo ra với mục đích thu hút sự chú ý của khán giả và làm cho thương hiệu của bạn nổi bật.
Social Commerce – Thương mại xã hội
Mạng xã hội đang là nền tảng lớn nhất và có lợi nhất cho tiếp thị trực tuyến. Với sự ra đời của tính năng bán hàng trên Facebook, Instagram, danh mục quảng cáo và mua sắm trên Pinterest, thương mại xã hội sẽ trở thành một trong những xu hướng tiếp thị và thương mại điện tử lớn nhất trong những năm tới.

Đặc biệt với cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19, càng có nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang kinh doanh trực tuyến để dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn.
Brand Activism – Hoạt động cộng đồng của thương hiệu
Với sự gia tăng của hoạt động chính trị đối với nhiều vấn đề xã hội và môi trường trên khắp thế giới, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta nhận thấy các hoạt động CSR thể hiện trách nhiệm với cộng đồng của doanh nghiệp được gia tăng đáng kể.

Với nhiều chiến dịch đang trên đà phát triển mạnh mẽ, các thương hiệu và doanh nghiệp đã bắt đầu có tiếng nói hơn khi tạo được niềm tin và giá trị với công chúng, thúc đẩy lập trường của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Đây có thể coi như một sự tất yếu khi người dùng mong đợi nhiều hơn từ các thương hiệu mà họ yêu thích có lập trường trong các vấn đề quan trong.
Nostalgia Marketing – Tiếp thị hoài niệm
Thay vì những điều mới mẻ hay hot trend, tiếp thị hoài cổ thúc đẩy người dùng tập trung vào những điều đã biết. Trên thực tế, nỗi nhớ mang lại cho chúng ta cảm giác ý nghĩa và xảy ra một cách liên tục, khiến mình sẵn sàng chi tiền cho hàng hóa và dịch vụ hơn.

Dịch bệnh giúp mọi người dành nhiều thời gian hơn cho việc ở nhà, quan tâm và chăm sóc gia đình. Các thương hiệu muốn tận dụng tình cảm của khách hàng về những thứ hoài cổ trong hoạt động marketing của họ. Đây cũng là một chiến lược tiếp thị khá hiệu quả và mới mẻ.
Live stream – Phát trực tiếp
Trong những năm qua, video trực tiếp đã trở thành một trong những nội dung phổ biến trên mạng xã hội. Không chỉ riêng Facebook Live đang phát triển mạnh với 1/5 video phát trực tiếp và 1 triệu người dùng Instagram xem video trực tiếp mỗi ngày, mà các nền tảng khác như Twitter, Youtube, Linkedln, TikTok,… đều đã nhảy vào xu hướng video trực tiếp này.

Đối với nhiều người và nhiều ngành, video trực tiếp là vị cứu tinh do sự tiện lợi, tính tương đối và khả năng truy cập mà nó mang lại. Big E chắc chắn rằng, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục phát triển vào tương lai.