Bạn đã từng nghe qua về cụm từ “hình mẫu thương hiệu” chưa? Vậy thuật ngữ Brand Archetype hay còn gọi là “hình mẫu thương hiệu” là gì? Tại sao chúng ta cần phải biết về nó và nó có vai trò như thế nào trong kinh doanh. Hãy cùng Big E Co tìm hiểu nhé.
Brand Archetype hay “hình mẫu thương hiệu” là gì?
Brand Archetype được hiểu là hình mẫu về thương hiệu. Đây là thuật ngữ được xây dựng từ lý thuyết của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Jung, được chia thành 12 loại gắn liền với 12 nhóm nhu cầu căn bản nhất của con người. Mỗi một archetype này sẽ có các đặc điểm tính cách riêng biệt, giá trị, thái độ và hành vi hoàn toàn khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng hình thức này vào thương hiệu của mình. Việc biến thương hiệu – một vật thể vô hình thành một trong 12 hình mẫu sẽ thổi hồn vào thương hiệu, khiến mối quan hệ mua – bán đơn thuần giữa người dùng và doanh nghiệp trở thành sự liên kết về cảm xúc và góp phần đem khách hàng và thương hiệu trở nên gần gũi với nhau hơn.
12 Hình mẫu thương hiệu – Brand Archetypes
Có tổng cổng 12 archetype cơ bản. Việc lựa chọn một hình mẫu thương hiệu phù hợp là điều vô cùng cần thiết, giúp ích cho chiến lược thương hiệu của các doanh nghiệp. Nhưng đầu tiên, bạn cần hiểu và nắm bắt được các vai trò trong việc tạo dựng mối liên hệ sâu sắc với khách hàng trong thị trường mục tiêu.
1. The Innocent – Hình mẫu ngây thơ

2. The Regular Guy – Người bình thường

3. The Hero – Người hùng

4. The Outlaw – Người ngoài vòng pháp luật

5. The Explorer – Người khai phá

6. The Creator – Người khởi tạo

7. The Ruler – Người kiểm soát

8. The Magician – Ảo Thuật Gia

9. The Lover – Tình nhân

10. The Caregiver – Người chăm sóc

11. The Jester – Chú hề

12. The Sage – Người khôn ngoan

Những điều cần biết về Brand Archetypes – Hình mẫu thương hiệu
Thấu hiểu chính thương hiệu của mình
Trước khi áp dụng hình mẫu thương hiệu, bạn cần thật sự hiểu rõ thương hiệu bạn đại diện cho điều gì, thị trường mục tiêu ở đâu và liệu khách hàng sẽ suy nghĩ, cảm thận như thế nào về thương hiệu của bạn.
Thấu hiểu khách hàng của mình
Nhất định phải hiểu được khách hàng của mình bằng bất cứ giá nào. Bạn có thể thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, hành vi mua hàng, thường xuyên trò chuyện với khách hàng để hiểu rõ họ muốn gì. Điều này sẽ giúp bạn áp dụng vào hình mẫu thương hiệu một cách tốt nhất.
Xây dựng các liên kết cảm xúc và hình ảnh biểu tượng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một nửa trong các quyết định mua hàng tới từ yếu tố cảm xúc. Các thông điệp truyền tải cần nhất quán trong yêu tố cảm xúc tại mọi điểm chạm, kết hợp những hình ảnh nổi bật thì thương hiệu của bạn mới gây dựng được các liên kết vững chắc.
Truyền tải thành các câu chuyện thương hiệu sâu sắc
Truyền thông hiệu quả về những giá trị thực tế và giá trị cảm xúc mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, khơi dậy kết nối bản năng và cảm xúc tự nhiên ở họ.
Truyền cảm hứng và tạo dựng vai trò truyền tải cho khách hàng
Khách hàng chính là yếu tố quan trọng nhất để xây dựng thương hiệu, họ có thể trở thành một “đại sứ thương hiệu” trung thành cho doanh nghiệp của bạn đấy.
Truyền miệng là một hình thức có sức nặng và độ hiệu quả rất rất lớn. Hãy cố gắng tạo dựng sự chia sẻ, khuyến khích chính khách hàng của mình nhắc tới thương hiệu nhiều nhất có thể.
Nguồn: Tham khảo
Big E Co. – Người bạn đồng hành đáng tin cậy
———————————————————————-
Thông tin liên hệ: CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ LỚN – BIG E CO
Hotline: 0899.457.007
info.bigeco@gmail.com
bigeco.vn
211 Hoàng Hoa Thám, P. 5, Q. Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh